Người Việt Nam mỗi khi làm nhà, nơi trung tâm thiêng liêng nhất, phải ưu tiên quy hoạch đầu tiên chính là ban thờ. Bởi đó không chỉ là không gian tâm linh kết nối những người còn sống với những người đã đi xa, mà còn là trường học đầu tiên và cuối cùng của mỗi thành viên trong hành trình học làm Người suốt cuộc đời.
Học lịch sử gia tộc thông qua những bài văn cúng ca ngợi công đức tổ tiên: Cây có cội, nước có nguồn – Biết giữ nguồn lớn nước tuôn sông dài. Tình yêu quê hương đất nước cũng lớn lên từ chính tình yêu gia đình, dòng tộc.
Học cách chắp tay, cúi đầu khiêm cung như bông lúa trĩu bông.
Khi con có lỗi, nhiều bậc cha mẹ thắp nén hương lên ban thờ, xin gia tiên chứng kiến, rồi mới dạy con bằng lý lẽ, bằng đòn roi. Những bài học nhân cách và tâm linh thấm thía đi theo đứa trẻ suốt đời.
Và trên ban thờ, không bao giờ có thể thiếu được chai rượu. Không có rượu là không đủ lễ. Dâng rượu, cúng rượu và thưởng rượu lộc là cả một quy trình lễ nghi nghiêm ngặt thể hiện nhân sinh quan của người Việt về hồn và phách của người đã mất; về sự giao thoa hòa hợp giữa dương và âm; về phương pháp tu thân tề gia trị quốc bình thiên hạ của người quân tử thông qua việc cúng lễ.
Phi tửu bất thành lễ! Ai cũng biết câu nói này nhưng chắc bạn cũng đang nằm trong số 99% dân số Việt Nam dâng bất kỳ chai rượu nào lên ban thờ như một lễ vật mà không biết phải làm gì cho đúng lễ đúng đạo.
Tại sao nhất định phải có rượu thì mới đủ lễ?
Tại sao cúng rượu phải cúng 3 tuần?
Tại sao khi cúng phải rưới rượu xuống đất?
Rượu nào được phép thụ lộc?
Sản phẩm của Trầm Chăm góp phần trả lời những câu hỏi lớn đó, để lưu trữ những minh triết của dân tộc, để phát huy di sản “phi tửu bất thành lễ” trong cuộc sống, để định vị ADN văn hóa Việt trên bản đồ chung của toàn nhân loại.